Viêm gan siêu vi B - “Kẻ thù giấu mặt”

Bác sĩ Nguyễn Thị Lý, Phòng khám viêm gan Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, cho biết: Hiện nay, viêm gan siêu vi là căn bệnh có tỷ lệ người mắc bệnh rất cao vì dễ lây truyền. Ước tính trên thế giới có khoảng 2 tỷ người bị phơi nhiễm siêu vi. Trong đó viêm gan siêu vi B mãn tính có khoảng 400 triệu người và viêm gan siêu vi C khoảng 150 triệu.   

“Kẻ thù giấu mặt”


Đưa mẫu máu vào máy xét nghiệm viên gan tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Theo BS Nguyễn Thị Lý, có nhiều loại vi rút gây viêm gan nhưng thường gặp nhất vẫn là 3 loại: viêm gan siêu vi A, B và C. Hiện có khoảng 40 triệu người mắc bệnh viêm gan siêu vi B, 150 triệu người mắc viêm gan siêu vi C…

Khi vi rút xâm nhập vào cơ thể chúng ta, nó sẽ xâm nhập và sử dụng tế bào gan để sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, vi rút viêm gan A, B, C đều không trực tiếp làm tổn thương gan, mà do hệ thống miễn dịch của cơ thể khi nhận diện ra có kẻ thù xâm nhập nó sẽ tấn công tế bào gan bị nhiễm nhằm giết chết các tế bào này.

Cuộc “chiến tranh” này sẽ khiến cho vùng gan bị nhiễm bị tổn thương, dẫn tới sẹo, suy gan và xơ gan sau nhiều năm. Điều nguy hiểm nhất là 70% đến 80% trường hợp bị nhiễm viêm gan siêu vi B không có triệu chứng rõ ràng. Triệu chứng chỉ xảy ra khi chuyển sang giai đoạn cấp. Khi đó người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như: buồn nôn, kém ăn, mất cảm giác ngon miệng, sụt cân không rõ nguyên nhân, sốt, triệu chứng ở vùng bụng tức hay đau bụng, vàng da vàng mắt, đau cơ đau khớp, ngứa do cơ thể không thải trừ được độc chất…
  • Có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, từ phơi nhiễm chuyển sang viêm gan siêu vi cấp ở người lớn chiếm tỷ lệ khoảng 90%, còn ở trẻ nhỏ lại rất thấp chỉ vào khoảng 10%. Sau khoảng 6 tháng nhiễm viêm gan siêu vi cấp nếu không tự hết thì người bệnh sẽ bị chuyển sang viêm gan siêu vi mãn. Và tỷ lệ tự hồi phục chỉ chiếm khoảng 15%, còn có đến 85% bệnh nhân chuyển sang giai đoạn mãn.

Tiến trình của viêm gan siêu vi B mãn gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn dung nạp: siêu vi thường không có triệu chứng lâm sàng, kéo dài trong khoảng 10-30 năm. Trong quá trình này, lượng vi rút trong tế bào gan nhân lên rất mạnh. Giai đoạn thải trừ: siêu vi vẫn còn nhân lên và có thể không có triệu chứng lâm sàng, nhưng có thể gây cơn kịch phát làm nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Nguyên nhân gây ra những cơn kịch phát có thể do tái hoạt động của siêu vi, xảy ra tự nhiên, hoặc can thiệp điều trị, hoặc ngưng điều trị đột ngột... nhiễm thêm một loại siêu vi viêm gan khác, hoặc do siêu vi biến chủng… Trong giai đoạn này càng xảy ra nhiều đợt kịch phát, nguy cơ xơ gan, ung thư gan sau này càng cao. Giai đoạn hòa nhập: siêu vi không nhân lên, men gan bình thường, nhưng sẽ ủ nhiều biến chứng về lâu dài.

Khoảng 30% trường hợp viêm gan mãn sẽ chuyển sang xơ gan. Xơ gan là tình trạng gan có nhiều mô sẹo, từ đó gan không thực hiện được những chức năng của mình.

Dấu hiệu của xơ gan: mệt mỏi, dễ bị bầm dưới da, biếng ăn, nôn ói, vàng da, ngứa, đau bụng, báng bụng, sụt cân… Từ xơ gan sẽ có khoảng 10%-12% bệnh nhân chuyển sang ung thư gan. Ung thư gan là do sự phát triển bất thường của tế bào gan. Yếu tố dễ gây ung thư gan là do: xơ gan, đồng nhiễm (bị nhiễm một lúc nhiều loại siêu vi), số lượng siêu vi cao, thời gian nhiễm lâu, giới tính (nam giới thường bị nhiều, nặng hơn nữ giới).

Dấu hiệu của ung thư gan là đau hoặc khó chịu vùng thượng bụng bên phải, biếng ăn, sụt cân, vàng da. Bệnh ở giai đoạn sớm không có dấu hiệu đặc biệt. Phát hiện sớm, can thiệp và điều trị đúng sẽ có kết quả tốt.
  • Làm gì khi biết mình bị nhiễm viêm gan siêu vi?

Khám bệnh thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ. Thực hiện các xét nghiệm theo hướng dẫn. Có thể sinh thiết gan nếu cần. Đa số các bệnh siêu vi viêm gan không cần điều trị đặc hiệu. Theo dõi định kỳ giúp xác định tình trạng bệnh từ đó có chỉ định điều trị thích hợp. Điều trị đúng giúp ngăn ngừa biến chứng xơ gan, ung thư gan.

Hiện nay y học đã chế ra nhiều loại thuốc đặc hiệu điều trị bệnh viêm gan siêu vi B và C, làm biến mất siêu vi trong máu, hoặc khống chế số lượng siêu vi lâu dài. Người bị bệnh viêm gan siêu vi B nên có chế độ ăn uống thích hợp, luyện tập thể dục đều đặn, vừa phải. Cần có sự động viên của gia đình và bè bạn.

Người bệnh cũng nên giữ gìn tránh lây lan cho cộng đồng qua đường máu- bằng cách không dùng chung những vật dụng có thể gây chảy máu như: bấm móng tay, bàn chải đánh răng, lược dao cạo râu… Hiện viêm gan siêu vi B đã có thuốc chủng ngừa.

Nếu bạn chưa bị nhiễm nên đi chủng ngừa. Khi phát hiện ra người mẹ bị nhiễm siêu vi viêm gan thì bác sĩ sẽ tiêm ngừa cho trẻ ngay từ khi chào đời.

________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần đến với nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn. Nhà thuốc đông y chữa các bệnh mãn tính nan y. Hy vọng nhà thuốc sẽ chữa khỏi bệnh cho bạn.


---Nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn---Đ/c: A75/6E/17, Bạch Đằng, P.2, Tân Bình, TP.HCMĐ/t: 08.3 84 86 280 - 0918 41 32 80.
Webthuocbackimtuan.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét