Điều trị viêm gan siêu vi B

Viêm gan siêu vi B - Viêm gan C là loại vi rút (sự lây nhiễm giống như lây nhiễm của vi rút HIV). Trong cơ thể luôn có một mật độ nhất định loại vi rút này.

Bệnh viêm gan b là gì?

Viêm gan siêu vi B là bệnh gan hiểm nghèo thường gặp nhất trên thế giới do siêu vi khuẩn B gây ra. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ bị nhiễm siêu vi B cao nhất thế giới.

Viêm gan siêu vi B lây truyền như thế nào?

viemganNgoài khả năng lây truyền từ mẹ sang con, qua đường tình dục, qua việc truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B, dùng chung kim tiêm, người ta còn có thể bị nhiễm siêu vi B vì xăm mình, châm cứu, xỏ lỗ tai... với vật dụng không được vô trùng. 

Các bác sĩ nhấn mạnh, viêm gan siêu vi B do siêu vi trùng gây ra và chỉ lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục, bởi siêu vi trùng gây viêm gan chủ yếu lưu hành trong máu. Tuy nhiên viêm gan siêu vi B không có tính di truyền. Người nhiễm siêu vi B vẫn có cuộc sống bình thường và không lây truyền cho vợ hoặc chồng nếu người kia đã được tiêm ngừa trước khi quan hệ tình dục.
 Không như nhiều người lo sợ, siêu vi B cũng không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường trong cuộc sống như bắt tay, ngủ chung, ăn chung...
 Tuy nhiên, người bị nhiễm siêu vi B không thể tự biết bệnh được. Chỉ có thể khẳng định đã nhiễm hay không khi có kết luận của bác sĩ sau xét nghiệm máu. Vì vậy, người có các biển hiện giống như nhiễm siêu vi B cấp như: vàng da, sốt, tiểu vàng thì nên đi khám để có kết luận chính xác.
 Người đã nhiễm siêu vi B dạng cấp hoàn toàn có cuộc sống bình thường. Tuy nhiên khi một người đã có siêu vi B muốn kết hôn và muốn sinh con thì dứt khoát người bạn đời của họ phải được tiêm ngừa viêm gan siêu vi B trước khi có quan hệ tình dục. Người đã tiêm ngừa sẽ hoàn toàn miễn nhiễm đối với siêu vi B. Con họ sinh ra sẽ không bị lây nhiễm vì viêm gan siêu vi B không có tính di truyền.
 Một người lành mang trùng hay người viêm gan siêu vi B dạng cấp nhẹ thì không cần phải kiêng cữ trong ăn uống, chỉ cần hạn chế tối đa việc uống rượu. Đối với những trường hợp dạng cấp nặng hay mãn tính thì bác sĩ chuyên khoa sẽ có chỉ định cụ thể về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và điều trị cho từng trường hợp.
 Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới, hiện có khoảng 350 triệu người mang siêu vi B, tập trung chủ yếu ở châu Phi, châu Á và Đông Nam Á.
___________________________________________________________

Bệnh viêm gan siêu vi B mãn tính có chữa khỏi không?

Bác sĩ cho em hỏi bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính có thể chữa khỏi không? Có phải viêm gan B mạn tính là giai đoạn thứ ba của của một quá trình bị viêm không? Nếu như viêm mạn tính không được chữa khỏi, có phải sẽ chuyển tiếp giai đoạn sơ gan rồi ung thư gan không? và nếu như viêm mạn tính được chữa khỏi thì có phải nó sẽ quay lùi về viêm cấp không? Em rất thắc mắc xin Bác sĩ tư vấn giúp.


Trả lời:

Viêm gan B mạn tính có thể dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan và tử vong.

Mục tiêu điều trị đối với viêm gan B mạn tính là làm giảm mức tải virút trong máu bệnh nhân. Theo hướng dẫn mới của Hiệp hội

Nghiên cứu bệnh gan Mỹ (AASLD) được công bố tại hội nghị APASL 2007 ở châu Á, mục tiêu cơ bản của điều trị là đạt được sự ức chế duy trì đối với sự sao chép của virút viêm gan B và đẩy lùi bệnh gan. Mục tiêu tối hậu là ngăn chặn xơ gan, suy gan và ung thư gan.

Đối với một số người nhiễm mạn tính (khoảng 25%) cần điều trị thì có thuốc đặc hiệu là uống và tiêm. Thuốc uống hiện có 4 loại đã được cơ quan dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho sử dụng trong điều trị là Lamivudine, Adefovir, Entecavir và Telbivudine.

Mặc dù có nhiều loại thuốc đã được công nhận là thuốc chống siêu vi B nhưng hiệu quả điều trị của những thuốc này chưa thật là hoàn hảo vì không điều trị dứt hẳn siêu vi. Thuốc chỉ có lợi cho một số bệnh nhân, vì vậy việc quyết định điều trị cần ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

May mắn là đa số người mang siêu vi B mạn tính vẫn sống khỏe mạnh suốt đời mà không cần dùng thuốc. Tuy vậy không có cách nào để biết ai sẽ là người vẫn còn khỏe mạnh và ai sẽ là người sẽ bị các biến chứng trong tương lai nên điều tối quan trọng là tất cả những bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính nên đi khám bệnh định kỳ cho dù có được điều trị thuốc hay không. 

_________________________________________________________



Viêm gan siêu vi B: Một bệnh lý lây lan qua đường tình dục

Viêm gan B là một bệnh lý ở gan, gây ra do virus, ảnh hưởng lâu dài dẫn đến xơ gan & gia tăng nguy cơ ung thư gan, đặc biệt là ở những người uống nhiều rượu hoặc những chất khác độc hại cho gan. 



Tổng quan:
Có nhiều loại viêm gan & viêm gan B là một trong số đó. Viêm gan này lây lan qua đường máu hoặc các địch tiết của cơ thể. Các hành động gây ra lây lan bao gồm giao hợp không an toàn, sử dụng chung kim tiêm, vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kim săm, truyền máu không an toàn, truyền từ mẹ sang con trong lúc sanh.
Những tiếp xúc không dính dáng đến máu thường không gây ra lây nhiễm viêm gan B.
Triệu chứng nghi ngờ viêm gan:
Sau khi bị nhiễm virus, cơn viêm gan cấp xuất hiện sau 1-5 tháng ủ bệnh với các triệu chứng như một đợt cảm cúm với các triệu chứng như mệt mỏi toàn thân, buồn nôn, giảm thèm ăn, sốt nhẹ, đau bụng ở vùng gan (ngay phía dưới bẹ sườn bên phải)
Một số người không nhận biết được bị nhiễm virus từ khi nào, không có triệu chứng gì và rất nguy hiểm là người này có thể truyền bệnh cho người khác.
Nếu không được điều trị, viêm gan B có thể diễn tiến đến xơ gan & ung thư gan.
90% trẻ sinh ra ở người mẹ có viêm gan B trước đó bị nhiễm virus từ mẹ. Do vậy, các trẻ này cần thiết được tiêm vaccine miễn dịch ngay sau khi sanh & những mũi tiếp theo đó (theo lịch tiêm chủng)

Vấn đề điều trị & phòng tránh:
Xét nghiệm máu là chẩn đoán xác định cho viêm gan. Người bị viêm gan B cần thiết được nghỉ ngơi hợp lý, uống thuốc chống virus như lamivudine & interferon, hoặc adefovir hoặc các thuốc chống virus khác. Một số người cần nhập viện khi triệu chứng nôn ói nghiêm trọng khiến không ăn uống được.
Nếu điều trị đúng cách, đa số các trường hợp viêm gan B đều được khống chế.
Một lưu ý là khi một trong hai người bạn tình bị nhiễm viêm gan B thì người kia cũng cần đi xét nghiệm & điều trị (nếu có).
Một số biện pháp dưới đây, cơ bản là tránh tiếp xúc trực tiếp với máu & dịch tiết từ người nhiễm bệnh:
Áp dụng phương pháp quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su trong bất kỳ kiểu quan hệ tình nào (ngã âm đạo, miệng hoặc hậu môn)
Không sử dụng chung kim tiêm & các vật dụng cá nhân khác.
Sử dụng găng tay khi tiếp xúc với máu người bệnh
Tiêm chủng vaccine phòng viêm gan
Từ bỏ bia rượu nếu không muốn bệnh gan tiến triển xấu nhanh chóng hơn
____________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần đến với nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn. Nhà thuốc đông y chữa các bệnh mãn tính nan y. Hy vọng nhà thuốc sẽ chữa khỏi bệnh cho bạn.


---Nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn---Đ/c: A75/6E/17, Bạch Đằng, P.2, Tân Bình, TP.HCMĐ/t: 08.3 84 86 280 - 0918 41 32 80.
Web: thuocbackimtuan.com

Nhiễm viêm gan siêu vi B khi mang thai 4 tháng

Hỏi: Vợ tôi mang thai con đầu lòng được bốn tháng. Khi đi khám thai, thử máu phát hiện bị nhiễm viêm gan siêu vi B. Thai nhi có bị ảnh hưởng gì không, bây giờ vợ tôi chích ngừa được không?



Trả lời: – Khi khám thai, thai phụ được làm nhiều xét nghiệm khác nhau để đánh giá sức khỏe của cả mẹ và con. HBsAg là xét nghiệm để xem người mẹ có mang mầm bệnh viêm gan siêu vi B hay không.
Nếu HBsAg dương tính người mẹ sẽ được làm thêm xét nghiệm HBeAg và men gan SGOT, SGPT. Nếu men gan cao chứng tỏ viêm gan đang tiến triển và thai phụ có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống riêng. Nếu men gan trong giới hạn bình thường thì người mẹ mang mầm bệnh viêm gan và nguy cơ lây truyền bệnh viêm gan này cho bé sau sinh tùy vào HBeAg dương hay âm tính.
- Nếu mẹ có HBsAg dương tính và HBeAg âm tính, nguy cơ lây truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con là 10-15%.
- Nếu mẹ có cả HBsAg dương tính và HBeAg dương tính thì nguy cơ lây truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con lên đến 90%.
- Giai đoạn lây truyền cao nhất là vào lúc chuyển dạ sinh, dù sinh thường hay sinh mổ. Nếu sinh giúp bằng giác hút hay kềm thì nguy cơ lây truyền cao hơn.
- Để giảm thiểu tình trạng con bị truyền bệnh từ mẹ, trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, càng sớm càng tốt, bé được tiêm phòng ngay.
Với mẹ chỉ có HBsAg dương và HBeAg âm tính, bé được tiêm một liều hepabig (immunoglobulin) và một mũi HepaVaxx B (hoặc Engerix-B), mỗi mũi tiêm một bên đùi của bé. Hepabig là để trung hòa với kháng nguyên HBsAg từ mẹ sang. HepaVaxx B (hoặc Engerix-B) là văcxin nhằm giúp bé tạo miễn dịch về sau. Văcxin sẽ được tiêm nhắc lại vào thời điểm hai tháng và bốn tháng sau sinh.
Văcxin này tiêm theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia cho tất cả trẻ em sau sinh.
Với mẹ có cả HBsAg dương và HBeAg dương tính, bé được tiêm hai liều hepabig (immunoglobulin) và một mũi HepaVaxx B (hoặc Engerix-B), mỗi mũi tiêm một bên đùi của bé.
Nếu tiêm ngừa đủ và đúng, bé sẽ được bảo vệ trước bệnh viêm gan B.
Theo một số nghiên cứu trong và ngoài nước, tỉ lệ thai phụ có HBsAg dương tính từ 20-30%. Những thai phụ mang mầm bệnh viêm gan không tiêm ngừa cho bản thân và cũng không có chỉ định bỏ thai. Với những thai phụ có HBeAg dương tính, sau sinh nên theo dõi về bệnh viêm gan B tại các nơi có chuyên khoa gan mật.

__________________________________________________________



Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần đến với nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn. Nhà thuốc đông y chữa các bệnh mãn tính nan y. Hy vọng nhà thuốc sẽ chữa khỏi bệnh cho bạn.


---Nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn---Đ/c: A75/6E/17, Bạch Đằng, P.2, Tân Bình, TP.HCMĐ/t: 08.3 84 86 280 - 0918 41 32 80.
Webthuocbackimtuan.com

Điều trị viêm gan B khi mang thai như thế nào?

Hỏi: Trước khi có thai 1 tháng em đi khám sức khỏe, bác sỹ nói em bị viêm gan B dạng nhẹ có thể tự hết nên cho thuốc uống 10 ngày. 2 tháng sau em phát hiện mình có thai được 4 tuần. Vậy giờ em phải làm thế nào ạ? Xin Meyeucon tư vấn giúp cho em ạ. Em năm nay được 27 tuổi và đang mang thai đứa con đầu lòng ạ. Xin cảm ơn rất nhiều.+

Điều trị viêm gan B khi mang thai như thế nào?

Trả lời: Viêm gan B là bệnh khá phổ biến, ở Việt nam tỷ lệ người lành mang siêu vi trùng viêm gan B khá cao. Bệnh lây qua đường máu, đường tình dục và mẹ lây sang con (giống như đường lây của HIV). Khởi phát của bệnh giống như cảm cúm, thấy mệt mỏi sốt nhẹ, dấu hiệu nhiễm khuẩn sơ sài, sau 1 tháng phần lớn không có biểu hiện triệu chứng gì bên ngoài nhưng xét nghiệm mới biết có bệnh.
Bạn đã được điều trị nhưng điều bạn nói là “bệnh tự hết” chỉ là bên ngoài. Có thể bạn ở thể lành mang siêu vi trùng viêm gan B nhưng nguy cơ lây sang con khi sinh rất lớn. Bạn nên làm xét nghiệm đề khẳng định có HBsAg dương tính không để quyết định việc tiêm vắc-xin viêm gan B cho bé khi sinh ra như thế nào cho tốt nhất và điều trị cho chính bạn nữa. Nên thông báo cho bác sĩ sản khoa phụ trách khám cho bạn để bác sĩ biết bạn bị viêm gan B để theo dõi chăm sóc. Rất chú ý không tự ý dùng bất kỳ thuốc nào để điều trị nếu không có ý kiến của bác sĩ vì thuốc đào thải qua gan mà gan đang bệnh, chưa kể thuốc còn gây ảnh hưởng tới thai nhi.
Lúc này bạn nên ăn uống nghỉ ngơi cho tốt và đến khám thai tại bệnh viện phụ sản và đến bác sĩ chuyên khoa dịch tễ ở Trung tâm phòng dịch của Tỉnh/Thành phố nơi bạn sinh sống để xin tư vấn lịch tiêm khi sinh con. Tiêm ngay cho mẹ GLOBULIN phòng viêm gan (HBIG) càng sớm càng tốt trong 7 ngày đâu và cho bé sau sinh 12 giờ 1 liều vắc-xin viêm gan B cùng với HBIG. Sau đó đảm bảo tiêm vắc-xin cho bé theo lịch của nhà sản xuất thuốc.

_____________________________________________________________



Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần đến với nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn. Nhà thuốc đông y chữa các bệnh mãn tính nan y. Hy vọng nhà thuốc sẽ chữa khỏi bệnh cho bạn.


---Nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn---Đ/c: A75/6E/17, Bạch Đằng, P.2, Tân Bình, TP.HCMĐ/t: 08.3 84 86 280 - 0918 41 32 80.
Webthuocbackimtuan.com

90 – 95% mẹ viêm gan B lây sang con

TS. Trần Ngọc Ánh, Phó Chủ nhiệm Khoa nội – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, bệnh viêm gan B lây lan trong cộng đồng qua đường quan hệ tình dục, truyền máu và từ mẹ sang con. 


Điều đáng nói là có tới 90 – 95% mẹ bị nhiễm virut viêm gan B lây truyền sang con. Nếu không được theo dõi và điều trị đúng thì sau 10 – 15 năm những người bị nhiễm virut viêm gan B sẽ chuyển thành viên gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.
TS. Trần Ngọc Ánh nhấn mạnh, muốn phòng ngừa lây bệnh từ mẹ sang con thì người mẹ cần được điều trị bệnh ổn định trước khi mang thai, trẻ em cần được tiêm phòng vaccin viêm gan B và huyết thanh viêm gan B ngay khi sinh ra vài giờ.

_____________________________________________________



Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần đến với nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn. Nhà thuốc đông y chữa các bệnh mãn tính nan y. Hy vọng nhà thuốc sẽ chữa khỏi bệnh cho bạn.


---Nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn---Đ/c: A75/6E/17, Bạch Đằng, P.2, Tân Bình, TP.HCMĐ/t: 08.3 84 86 280 - 0918 41 32 80.
Webthuocbackimtuan.com

Nên tiêm ngừa viêm gan trước khi mang thai?

Hỏi: Tôi 32 tuổi (nữ), khi đi xét nghiệm sức khỏe, tôi nhận được kết quả ghi như sau: HbsAg (NEG S/CO = 0,45), Antin HBs (NEG 0.49 mIU/ml), và kết luận cần đi tiêm ngừa viêm gan siêu vi B. Hiện tôi đang dự định có thêm đứa con thứ hai. Theo tôi biết thì nếu muốn tiêm ngừa bệnh này phải tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Như vậy trường hợp này nếu tôi không đi tiêm ngừa thì em bé sinh ra có bị bệnh gì không?


Nên tiêm ngừa viêm gan trước khi mang thai?

Trả lời: Theo kết quả xét nghiệm thì chị không mắc viêm gan B và cũng chưa từng mắc viêm gan B trước kia. Cần nói: việc tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B không nhất thiết phải tiêm trước khi có thai 3 tháng, mà chỉ khi đang mang thai hay đang cho con bú thì có lời khuyên là không nên tiêm nếu như không thật sự cần thiết. Về khoa học thì đây là loại vắc-xin không có vi-rút sống mà chỉ là các thành phần của vi-rút nên không thể gây bệnh.
Nếu chị không chủng ngừa mà mang thai thì khả năng chị lây bệnh cho em bé cũng rất thấp, vì hiện nay trong người chị không có vi-rút gây bệnh. Chỉ một tình huống bé có thể mắc bệnh là khi trong lúc mang thai chị mắc bệnh viêm gan B.
Nói tóm lại, chị có thể tiêm viêm gan B nếu chị chưa có thai và nhớ cho bé chích ngừa viêm gan B đúng với lịch tiêm chủng.
__________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần đến với nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn. Nhà thuốc đông y chữa các bệnh mãn tính nan y. Hy vọng nhà thuốc sẽ chữa khỏi bệnh cho bạn.


---Nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn---Đ/c: A75/6E/17, Bạch Đằng, P.2, Tân Bình, TP.HCMĐ/t: 08.3 84 86 280 - 0918 41 32 80.
Webthuocbackimtuan.com

Viêm gan B ở bà bầu

Người mẹ có thể nhiễm virus viêm gan B trước hoặc trong quá trình mang thai. Nhưng phần lớn là nhiễm bệnh từ trước.
Viêm gan B ở bà bầu

Thông tin dưới đây giúp bạn tìm hiểu thêm về viêm gan B trong thai kỳ, tổng hợp từ Hebp:

1. Tôi có nên làm xét nghiệm viêm gan B trong thai kỳ không?

Có, tất cả phụ nữ mang thai đều nên làm xét nghiệm viêm gan B. Thai phụ người châu Á có nhiều nguy cơ bị nhiễm viêm gan B nên càng cần phải được làm xét nghiệm. Thai phụ nên trao đổi với bác sĩ về việc thử máu, kiểm tra bệnh càng sớm càng tốt.

2. Nếu có thai, tôi có nên tiêm phòng viêm gan B không?

Nếu kết quả thử máu cho thấy bạn không bị viêm gan B thì bác sĩ có thể đề nghị chờ đến khi sinh xong mới tiêm phòng viêm gan B cho bạn. Nếu chồng của bạn bị viêm gan B (hoặc bạn làm việc trong môi trường dễ có nguy cơ nhiễm bệnh) thì bác sĩ có thể trao đổi để tiêm phòng viêm gan B cho bạn ngay trong thai kỳ.

3. Viêm gan B có ảnh hưởng đến thai không?

Thông thường, viêm gan B không ảnh hưởng đến thai nhi (không gây dị tật cho thai) và đa số phụ nữ có thai bị viêm gan loại B không bị trở ngại gì. Nhưng, điều quan trọng là bác sĩ phải biết bạn có bị nhiễm viêm gan loại B hay không để có thể theo dõi sát sao trong thời gian thai nghén.

4. Nếu mẹ bị viêm gan B thì bé có bị lây bệnh không?

Người mẹ có thể truyền siêu vi khuẩn viêm gan B cho con khi sinh (dù sinh thường hay sinh mổ).

5. Tỷ lệ lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con thế nào?

90% bé sơ sinh bị nhiễm siêu vi khuẩn viêm gan B khi sinh thì sẽ bị nhiễm bệnh về sau. Ðiều này có nghĩa là siêu vi khuẩn này có thể tồn tại trong máu và gan của bé suốt đời. Bé có thể lây siêu vi khuẩn này cho người khác. Bé cũng có nhiều nguy cơ bị bệnh gan hiểm nghèo hoặc ung thư gan sau này.

6. Nếu tôi bị viêm gan B, làm thế nào để bảo vệ bé khỏi bệnh?

Đã có một loại thuốc tiêm phòng viêm gan B dành cho bé sơ sinh.

7. Tại sao bé cần được tiêm phòng viêm gan B ngay trong phòng sinh

Phải tiêm phòng viêm gan B cho bé ngay trong vòng 12 giờ đầu tiên sau sinh. Bé sẽ có hơn 95% cơ hội không bị mắc viêm gan B sau này. Nếu không tiêm phòng đúng cách (hoặc tiêm phòng quá muộn), bé có thể bị mắc viêm gan B sau này.
Lưu ý: Nhớ cho bé đi tiêm phòng viêm gan B hai mũi tiếp theo: khi bé được 1 tháng và 6 tháng tuổi.

_____________________________________________________________



Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần đến với nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn. Nhà thuốc đông y chữa các bệnh mãn tính nan y. Hy vọng nhà thuốc sẽ chữa khỏi bệnh cho bạn.


---Nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn---Đ/c: A75/6E/17, Bạch Đằng, P.2, Tân Bình, TP.HCMĐ/t: 08.3 84 86 280 - 0918 41 32 80.
Webthuocbackimtuan.com

Hiểm họa từ virut viêm gan B

Trên thế giới có khoảng 1/3 dân số tức là trên 2 tỷ người bị nhiễm virut viêm gan B và khoảng 350 triệu người trong số họ trở thành mang virut mạn tính. 

Nếu trẻ em nhiễm virut viêm gan B do lây truyền từ mẹ thì 98% những trẻ em này sẽ mang virut suốt đời và 40% trong số này có nguy cơ sẽ chết vì bệnh xơ gan và ung thư gan. Vì thế tiêm vaccin phòng bệnh cho trẻ ngay sau khi sinh là một biện pháp phòng bệnh tốt nhất.

Đường lây truyền của virut viêm gan B

- Lây truyền qua đường máu: hay gặp do truyền máu và chế phẩm của máu có nhiễm virut viêm gan B, dùng kim tiêm chung mà chưa được khử trùng theo đúng tiêu chuẩn.
- Lây truyền qua quan hệ tình dục.
- Truyền từ mẹ sang con: Virut được truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ mà không phải trong thời kỳ mang thai. Nếu trong cơ thể mẹ có virut viêm gan B thì khả năng lây truyền từ mẹ sang con ngay sau khi lọt lòng là 50-90% tùy theo nồng độ virut trong huyết thanh của mẹ cao hay thấp và người mẹ có HBeAg dương tính hay âm tính. Đây là con đường lây truyền nguy hiểm cần phải phòng tránh.
Hiểm họa từ virut viêm gan B 
Tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ em là việc cần thiết.

Diễn biến khi bị virut xâm nhập

Sau khi nhiễm virut viêm gan B phần lớn người bệnh không có biểu hiện của bệnh chỉ có một số ít người có biểu hiện viêm gan virut B cấp tính đó là: mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi thức ăn, đặc biệt là thức ăn có nhiều chất béo và nhiều chất đạm đạm (trứng, thịt, cá), đau mỏi toàn thân, đi tiểu nước tiểu sẫm màu như nước trà đặc hoặc nước vối, tiếp sau đó da và củng mạc mắt vàng tăng dần. Sau 1-2 tháng diễn biến bệnh nhân dần hồi phục. Tuy nhiên trong giai đoạn viêm gan cấp có một tỷ lệ rất ít bệnh nhân có thể viêm gan nặng và suy gan dẫn tới tử vong.
Khoảng 10% số người lớn sau khi bị viêm gan virut B cấp tính sau 6 tháng vẫn chưa sạch virut mà chuyển sang giai đoạn mạn tính. Trong trường hợp điển hình viêm gan virut B mạn tính bệnh nhân có từng đợt mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, đau vùng gan, có thể có vàng da, khi đi khám bệnh thường được phát hiện có gan to, chắc. Thật không may mắn cho người bệnh, ở giai đoạn mạn tính hầu như không có biểu hiện các triệu chứng mặc dù bệnh vẫn tiến triển âm thầm dẫn tới xơ gan và ung thư gan.

Cách xác định có bị nhiễm virut viêm gan B hay không

Muốn biết mình có nhiễm virut viêm gan B chỉ cần xét nghiệm HBsAg trong máu. Nếu kết quả cho thấy có dương tính với HBsAg tức là mình đã bị nhiễm virut viêm gan B. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính với HBsAg mà có dương tính với Anti-HBs có nghĩa là mình đã có nhiễm virut viêm gan B nhưng đã khỏi và hiện tại đã có miễn dịch với virut viêm gan B. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính với HBsAg mà đồng thời có âm tính với Anti-HBs thì trường hợp này cần phải đi tiêm phòng vì cơ thể chưa bị nhiễm virut viêm gan B và cũng chưa có khả năng miễn dịch với bệnh.
Sau khi có viêm gan virut B cấp tính nếu sau 6 tháng mà xét nghiệm HBsAg vẫn dương tính tức là người đó đã chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Điều trị viêm gan virut B

Phần lớn viêm gan virut B cấp tính không cần dùng thuốc đặc hiệu để điều trị virut vì 90% số trường hợp mắc bệnh ở người lớn hoặc trẻ em lớn bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Trong giai đoạn cấp tính người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi đảm bảo dinh dưỡng tốt bệnh sẽ dần hồi phục. Theo khuyến cáo của Hội Gan mật Hoa Kỳ (American Association for the Study of Liver Diease -AASLD) viêm gan virut B mạn tính chỉ điều trị khi men gan ALT (Alanine aminotranferase) tăng cao trên 2 lần trở lên so với bình thường. Trên thế giới ngày nay ALT đối với người khỏe mạnh bình thường < 30 IU/ml đối với nam giới và < 19 IU/ml đối với nữ giới. Trong trường hợp ALT cao ít hơn hoặc không cao mà khi sinh thiết gan cho thấy có viêm hoại tử nhiều hoặc xơ nhiều thì cũng có chỉ định điều trị.
Các thuốc điều trị viêm gan: có hai nhóm thuốc đó là các thuốc uống có nguồn gốc nucleoside và thuốc tiêm là các interferon. Các thuốc nucleoside bao gồm: lamivudine, adefovir, telbuvidine, entecavir, tenofovir. Những thuốc này dễ sử dụng nhưng phải dùng thuốc kéo dài. Các thuốc interferon dạng thuốc tiêm này ít có hiệu quả đối với người Việt Nam bị viêm gan virut B mạn tính bởi vì nhóm thuốc này có tác dụng tốt với viêm gan virut B mạn tính do genotype A mà người Việt Nam chủ yếu là genotype B và C gây ra.

Phòng ngừa bệnh và biến chứng

Đối với người chưa có miễn dịch với virut viêm gan B cần tiêm phòng.
Đối với trẻ em sinh ra từ mẹ mà xét nghiệm có HBsAg dương tính cần được dùng globulin miễn dịch và tiêm phòng vaccin trong vòng 12 giờ ngay sau khi sinh sẽ giúp giảm 95% khả năng lây truyền từ mẹ sang con.
Đối với những người viêm gan virut B mạn tính mà chưa có chỉ định điều trị cần theo dõi thường xuyên cứ 3-6 tháng một lần bằng xét nghiệm ALT trong máu và siêu âm gan.
Không dùng dao cạo râu và bàn chải đánh răng chung với người có nhiễm virut viêm gan B.
Trước khi kết hôn cần thử HBsAg nếu vợ hoặc chồng có nhiễm virut viêm gan B mà người kia chưa có miễn dịch cần tiêm phòng trước khi kết hôn.

_________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần đến với nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn. Nhà thuốc đông y chữa các bệnh mãn tính nan y. Hy vọng nhà thuốc sẽ chữa khỏi bệnh cho bạn.


---Nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn---Đ/c: A75/6E/17, Bạch Đằng, P.2, Tân Bình, TP.HCMĐ/t: 08.3 84 86 280 - 0918 41 32 80.
Webthuocbackimtuan.com






Viêm gan siêu vi B và việc dùng vaccin dự phòng


Virut viêm gan B (VGB) có thể truyền từ người này sang người khác bằng đường máu như tiêm chích, truyền máu, qua các vết xước trên da, niêm mạc (thường có ở môi, lưỡi, lợi) hoặc qua đường tình dục (qua vết xước, qua tinh dịch, dịch tiết âm đạo) hoặc theo các đường bài tiết (mồ hôi, nước bọt, nước mắt). Chỉ cần lấy 5ml máu hoặc tinh dịch có chứa virut VGB hoà lẫn vào trong 100.000 lít nước và lấy 1ml "dung dịch" đã được pha loãng này tiêm cho súc vật thì súc vật đó chắc chắn bị nhiễm virut VGB. Điều này chứng tỏ virut VGB có độ lây nhiễm rất lớn.
Để phòng bệnh, cần tiêm vaccin VGB  nhưng cần chú ý chia ra 4 trường hợp:
+Trường hợp thứ nhất: Phụ nữ có khoảng 5-17% bị nhiễm virut VGB mạn, 10-16% nhiễm virut VGB dạng nguy cơ cao. 70-90% trẻ sinh ra từ các phụ nữ bị nhiễm virut VGB (nhất là ở dạng  nguy cơ cao) thường bị nhiễm mầm bệnh qua đường bú. Vì vậy trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cần phải tiêm  vaccin viêm gan B và tiêm càng sớm càng tốt.
 
 Cấu tạo của gan.
+ Trường hợp thứ hai: Người chưa bị nhiễm virut VGB, hoặc có thể bị nhiễm virut VGB nhưng chưa tạo được miễn dịch tự nhiên được gọi là "người dễ nhạy cảm" với virut VGB cần phải tiêm vaccin VGB  để chủ động tạo ra miễn dịch.
 + Trường hợp thứ ba: Người đã bị nhiễm virut VGB, đã phát thành bệnh cấp tính (có triệu chứng lâm sàng rõ) nhưng đã chữa  khỏi thì đã có miễn dịch suốt đời, không cần tiêm vaccin VGB vì tiêm không có thêm lợi gì (tuy rằng không gây hại).
 +Trường hợp thứ tư: Người đã bị nhiễm virut VGB nhưng ở dạng mạn, nghĩa là bản thân người đó đã có "khả năng tự miễn dịch" không nhất thiết phải  tiêm, nhưng nếu tiêm vaccin VGB thì chỉ có ý nghĩa như một mũi tiêm nhắc lại để tăng cường thêm khả năng miễn dịch mà thôi.
 Trường hợp thứ nhất (cần phải tiêm) và trường hợp thứ ba (không cần phải tiêm) thì đã rõ ràng, không cần phải thử test. Hai trường hợp thứ hai và thứ tư còn lại, trước khi quyết định tiêm hay không phải thử test (vì không thể bằng mắt thường mà xác định được họ có bị nhiễm virut VGB hay không, đã có "khả năng miễn dịch tự nhiên"  hay chưa?).
 Trước đây, vaccin VGB chế  tạo từ máu, nhưng do tính an toàn của các sản phẩm chế từ máu không cao nên ngày nay người ta chế tạo từ gen theo công nghệ sinh học. Vaccin này có hiệu quả rất cao 98-100%.
Để đảm bảo vaccin có hiệu quả phải bảo quản chúng ở nhiệt độ 2-80C nhưng không đông lạnh. Phải tiêm vaccin đủ 3 mũi, đủ liều và phải cách nhau đúng thời gian qui định: mũi thứ hai (ký hiệu là 1) cách mũi đầu (ký hiệu là 0) 1 tháng, mũi thứ ba (ký hiệu là 6) cách mũi thứ hai là 6 tháng. Để dễ nhớ người ta ghi công thức là 0-1-6. Trong trường hợp có nguy cơ cao cần phải ngăn chặn kịp thời thì tiêm theo công thức 0-1-2 nghĩa là mũi sau cách mũi trước đó 1 tháng.
 Có khoảng 10-25% dân số (tùy vùng) ở châu Á (trong đó có Việt Nam) nhiễm virut VGB. Từ đó có thể tính ra con số khổng lồ người bị nhiễm virut VGB trên thế giới. Tuy nhiên không nên hoang mang. Một nghiên cứu ở Việt Nam (1990) chỉ ra rằng, cứ 100.000 dân  mới có 11 trường hợp bị mắc bệnh viêm gan siêu vi trong đó có khoảng 26% bị mắc  bệnh viêm gan siêu vi B. Như vậy bản thân con người có khả năng miễn dịch tự nhiên với virut VGB. Nếu ta biết giữ gìn sức khoẻ (ăn uống đầy đủ, không nghiện rượu,  không sống, làm việc trong các môi trường có các chất độc hại cho gan) thì sức đề kháng  mạnh, có "khả nặng miễn dịch tự nhiên" tốt, tránh  được bệnh viêm gan siêu vi B. Nhưng nếu ta tiêm vaccin tạo ra miễn dịch chủ động thì việc phòng bệnh còn chắc chắn hơn nữa. Cần thử test và tiêm phòng vaccin VGB khi ơ trong diện cần phải tiêm.    
___________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần đến với nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn. Nhà thuốc đông y chữa các bệnh mãn tính nan y. Hy vọng nhà thuốc sẽ chữa khỏi bệnh cho bạn.

---Nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn---Đ/c: A75/6E/17, Bạch Đằng, P.2, Tân Bình, TP.HCMĐ/t: 08.3 84 86 280 - 0918 41 32 80.


Viêm gan siêu vi B - “Kẻ thù giấu mặt”

Bác sĩ Nguyễn Thị Lý, Phòng khám viêm gan Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, cho biết: Hiện nay, viêm gan siêu vi là căn bệnh có tỷ lệ người mắc bệnh rất cao vì dễ lây truyền. Ước tính trên thế giới có khoảng 2 tỷ người bị phơi nhiễm siêu vi. Trong đó viêm gan siêu vi B mãn tính có khoảng 400 triệu người và viêm gan siêu vi C khoảng 150 triệu.   

“Kẻ thù giấu mặt”


Đưa mẫu máu vào máy xét nghiệm viên gan tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Theo BS Nguyễn Thị Lý, có nhiều loại vi rút gây viêm gan nhưng thường gặp nhất vẫn là 3 loại: viêm gan siêu vi A, B và C. Hiện có khoảng 40 triệu người mắc bệnh viêm gan siêu vi B, 150 triệu người mắc viêm gan siêu vi C…

Khi vi rút xâm nhập vào cơ thể chúng ta, nó sẽ xâm nhập và sử dụng tế bào gan để sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, vi rút viêm gan A, B, C đều không trực tiếp làm tổn thương gan, mà do hệ thống miễn dịch của cơ thể khi nhận diện ra có kẻ thù xâm nhập nó sẽ tấn công tế bào gan bị nhiễm nhằm giết chết các tế bào này.

Cuộc “chiến tranh” này sẽ khiến cho vùng gan bị nhiễm bị tổn thương, dẫn tới sẹo, suy gan và xơ gan sau nhiều năm. Điều nguy hiểm nhất là 70% đến 80% trường hợp bị nhiễm viêm gan siêu vi B không có triệu chứng rõ ràng. Triệu chứng chỉ xảy ra khi chuyển sang giai đoạn cấp. Khi đó người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như: buồn nôn, kém ăn, mất cảm giác ngon miệng, sụt cân không rõ nguyên nhân, sốt, triệu chứng ở vùng bụng tức hay đau bụng, vàng da vàng mắt, đau cơ đau khớp, ngứa do cơ thể không thải trừ được độc chất…
  • Có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, từ phơi nhiễm chuyển sang viêm gan siêu vi cấp ở người lớn chiếm tỷ lệ khoảng 90%, còn ở trẻ nhỏ lại rất thấp chỉ vào khoảng 10%. Sau khoảng 6 tháng nhiễm viêm gan siêu vi cấp nếu không tự hết thì người bệnh sẽ bị chuyển sang viêm gan siêu vi mãn. Và tỷ lệ tự hồi phục chỉ chiếm khoảng 15%, còn có đến 85% bệnh nhân chuyển sang giai đoạn mãn.

Tiến trình của viêm gan siêu vi B mãn gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn dung nạp: siêu vi thường không có triệu chứng lâm sàng, kéo dài trong khoảng 10-30 năm. Trong quá trình này, lượng vi rút trong tế bào gan nhân lên rất mạnh. Giai đoạn thải trừ: siêu vi vẫn còn nhân lên và có thể không có triệu chứng lâm sàng, nhưng có thể gây cơn kịch phát làm nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Nguyên nhân gây ra những cơn kịch phát có thể do tái hoạt động của siêu vi, xảy ra tự nhiên, hoặc can thiệp điều trị, hoặc ngưng điều trị đột ngột... nhiễm thêm một loại siêu vi viêm gan khác, hoặc do siêu vi biến chủng… Trong giai đoạn này càng xảy ra nhiều đợt kịch phát, nguy cơ xơ gan, ung thư gan sau này càng cao. Giai đoạn hòa nhập: siêu vi không nhân lên, men gan bình thường, nhưng sẽ ủ nhiều biến chứng về lâu dài.

Khoảng 30% trường hợp viêm gan mãn sẽ chuyển sang xơ gan. Xơ gan là tình trạng gan có nhiều mô sẹo, từ đó gan không thực hiện được những chức năng của mình.

Dấu hiệu của xơ gan: mệt mỏi, dễ bị bầm dưới da, biếng ăn, nôn ói, vàng da, ngứa, đau bụng, báng bụng, sụt cân… Từ xơ gan sẽ có khoảng 10%-12% bệnh nhân chuyển sang ung thư gan. Ung thư gan là do sự phát triển bất thường của tế bào gan. Yếu tố dễ gây ung thư gan là do: xơ gan, đồng nhiễm (bị nhiễm một lúc nhiều loại siêu vi), số lượng siêu vi cao, thời gian nhiễm lâu, giới tính (nam giới thường bị nhiều, nặng hơn nữ giới).

Dấu hiệu của ung thư gan là đau hoặc khó chịu vùng thượng bụng bên phải, biếng ăn, sụt cân, vàng da. Bệnh ở giai đoạn sớm không có dấu hiệu đặc biệt. Phát hiện sớm, can thiệp và điều trị đúng sẽ có kết quả tốt.
  • Làm gì khi biết mình bị nhiễm viêm gan siêu vi?

Khám bệnh thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ. Thực hiện các xét nghiệm theo hướng dẫn. Có thể sinh thiết gan nếu cần. Đa số các bệnh siêu vi viêm gan không cần điều trị đặc hiệu. Theo dõi định kỳ giúp xác định tình trạng bệnh từ đó có chỉ định điều trị thích hợp. Điều trị đúng giúp ngăn ngừa biến chứng xơ gan, ung thư gan.

Hiện nay y học đã chế ra nhiều loại thuốc đặc hiệu điều trị bệnh viêm gan siêu vi B và C, làm biến mất siêu vi trong máu, hoặc khống chế số lượng siêu vi lâu dài. Người bị bệnh viêm gan siêu vi B nên có chế độ ăn uống thích hợp, luyện tập thể dục đều đặn, vừa phải. Cần có sự động viên của gia đình và bè bạn.

Người bệnh cũng nên giữ gìn tránh lây lan cho cộng đồng qua đường máu- bằng cách không dùng chung những vật dụng có thể gây chảy máu như: bấm móng tay, bàn chải đánh răng, lược dao cạo râu… Hiện viêm gan siêu vi B đã có thuốc chủng ngừa.

Nếu bạn chưa bị nhiễm nên đi chủng ngừa. Khi phát hiện ra người mẹ bị nhiễm siêu vi viêm gan thì bác sĩ sẽ tiêm ngừa cho trẻ ngay từ khi chào đời.

________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần đến với nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn. Nhà thuốc đông y chữa các bệnh mãn tính nan y. Hy vọng nhà thuốc sẽ chữa khỏi bệnh cho bạn.


---Nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn---Đ/c: A75/6E/17, Bạch Đằng, P.2, Tân Bình, TP.HCMĐ/t: 08.3 84 86 280 - 0918 41 32 80.
Webthuocbackimtuan.com

Viêm gan siêu vi B có lây qua những sinh hoạt thông thường?

- Tôi bị viêm gan siêu vi B và đang bị nhiều người trong cơ quan xa lánh. Họ nói đứng gần hoặc ăn uống chung với tôi sẽ bị lây. Người yêu tôi nói bệnh này còn lây qua nước bọt có đúng không, nhờ bác sĩ giải thích gấp giúp tôi? 


- Bệnh viêm gan siêu vi B không lây qua những sinh hoạt thông thường như ăn uống chung, bắt tay, nói chuyện, ôm nhau, bơi chung hồ bơi... Bệnh chủ yếu lây lan qua đường máu do dùng những vật dụng bén nhọn như kim chích, dao cạo râu, kìm cắt móng tay, xỏ lỗ tai, châm cứu... với người bị nhiễm bệnh. Đường tình dục cũng là đường lây quan trọng, khả năng lây qua đường này của siêu vi B lớn hơn HIV rất nhiều. Khi tiếp xúc với dịch cơ thể như dịch âm đạo, nước bọt của người bị nhiễm, cũng có thể bị lây bệnh.
May mắn là hiện nay đã có thuốc chủng ngừa siêu vi B hiệu quả. Nếu vợ, chồng hoặc người yêu của người bị nhiễm siêu vi B được chích ngừa đầy đủ và hiệu quả thì vẫn an toàn.

________________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần đến với nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn. Nhà thuốc đông y chữa các bệnh mãn tính nan y. Hy vọng nhà thuốc sẽ chữa khỏi bệnh cho bạn.


---Nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn---Đ/c: A75/6E/17, Bạch Đằng, P.2, Tân Bình, TP.HCMĐ/t: 08.3 84 86 280 - 0918 41 32 80.
Webthuocbackimtuan.com

Bệnh viêm gan siêu vi B mãn tính có chữa khỏi không ?

Bệnh viêm gan siêu vi B mãn tính có chữa khỏi không ? Bác sĩ cho em hỏi bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính có thể chữa khỏi không? Có phải viêm gan B mạn tính là giai đoạn thứ ba của của một quá trình bị viêm không? Nếu như viêm mạn tính không được chữa khỏi, có phải sẽ chuyển tiếp giai đoạn sơ gan rồi ung thư gan không? và nếu như viêm mạn tính được chữa khỏi thì có phải nó sẽ quay lùi về viêm cấp không? Em rất thắc mắc xin Bác sĩ tư vấn giúp.
Trả lời:

Viêm gan B mạn tính có thể dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan và tử vong.

Mục tiêu điều trị đối với viêm gan B mạn tính là làm giảm mức tải virút trong máu bệnh nhân. Theo hướng dẫn mới của Hiệp hội

Nghiên cứu bệnh gan Mỹ (AASLD) được công bố tại hội nghị APASL 2007 ở châu Á, mục tiêu cơ bản của điều trị là đạt được sự ức chế duy trì đối với sự sao chép của virút viêm gan B và đẩy lùi bệnh gan. Mục tiêu tối hậu là ngăn chặn xơ gan, suy gan và ung thư gan.

Đối với một số người nhiễm mạn tính (khoảng 25%) cần điều trị thì có thuốc đặc hiệu là uống và tiêm. Thuốc uống hiện có 4 loại đã được cơ quan dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho sử dụng trong điều trị là Lamivudine, Adefovir, Entecavir và Telbivudine.

Mặc dù có nhiều loại thuốc đã được công nhận là thuốc chống siêu vi B nhưng hiệu quả điều trị của những thuốc này chưa thật là hoàn hảo vì không điều trị dứt hẳn siêu vi. Thuốc chỉ có lợi cho một số bệnh nhân, vì vậy việc quyết định điều trị cần ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

May mắn là đa số người mang siêu vi B mạn tính vẫn sống khỏe mạnh suốt đời mà không cần dùng thuốc. Tuy vậy không có cách nào để biết ai sẽ là người vẫn còn khỏe mạnh và ai sẽ là người sẽ bị các biến chứng trong tương lai nên điều tối quan trọng là tất cả những bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính nên đi khám bệnh định kỳ cho dù có được điều trị thuốc hay không.

____________________________________________________________



Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần đến với nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn. Nhà thuốc đông y chữa các bệnh mãn tính nan y. Hy vọng nhà thuốc sẽ chữa khỏi bệnh cho bạn.


---Nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn---Đ/c: A75/6E/17, Bạch Đằng, P.2, Tân Bình, TP.HCMĐ/t: 08.3 84 86 280 - 0918 41 32 80.
Webthuocbackimtuan.com

Chủng ngừa Viêm gan siêu vi B như thế nào?

Vì sao phải tiêm ngừa?
Viêm gan siêu vi B (VGSVB) đang là một mối quan tâm của cộng đồng khi có đến 20% trường hợp bị nhiễm siêu vi B mãn tính sẽ tiến triển thành xơ gan và có đến 2,5% số bệnh nhân xơ gan mỗi năm có nguy cơ bị ung thư gan. Khi đã mắc bệnh thì việc điều trị khá phức tạp, tốn kém, nên việc tiêm ngừa đã được nhiều nước trên thế giới đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia.


Ai cần tiêm ngừa VGSVB?
Ưu tiên cho đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên.

Với điều kiện của VN hiện nay chỉ mới phổ cập  tiêm ngừa VGSVB cho trẻ sơ sinh vì nó mang lại rất nhiều lợi ích: phòng ngừa bệnh cho cả một thế hệ, trẻ bị nhiễm ở lứa tuổi sơ sinh rất dễ chuyển thành mãn tính và trở thành nguồn lây.

Với người lớn hoàn toàn có thể chích ngừa nếu chưa bị nhiễm siêu vi viêm gan B.

Chủng ngừa VGSVB được xem là rất an toàn và chưa có một chống chỉ định nào – nghĩa là ai cũng chủng ngừa được.



Có nên xét nghiệm trước khi tiêm ngừa VGSVB?
Với trẻ sơ sinh: tiên chủng càng sớm càng tốt mà không cần xét nghiệm.

Với trẻ em và người lớn: Ở VN có đến 15% dân số bị nhiễm siêu vi viêm gan B, nên nhiều trẻ em và người lớn có khả năng đã bị nhiễm. Do đó, trước khi chủng ngừa cần xét nghiệm máu xem mình đã bị nhiễm chưa. Xét nghiệm tối thiểu trước khi chủng ngừa là HbsAg (cho biết có đang nhiễm hay không) và antiHBs (cho biết cơ thể đã được bảo vệ hay chưa)

  • Nếu HBsAg (-) va antiHBs (+) nghĩa là đã bị nhiễm nhưng đã khỏi bệnh và cơ thể đủ sức tạo ra kháng thể bảo vệ nên không cần tiêm ngừa.
  • Nếu HbsAg (-) và antiHBs (-) là có thể hoàn toàn chưa bị nhiễm thì nên chích ngừa.
  • Nếu HbsAg (+) và antiHBs (-) là cơ thể đang bị nhiễm mà chưa được bảo vệ cũng không cần phải chủng ngừa, mà tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ quyết định điều trị hay theo dõi.
Lịch tiêm ngừa VGSVB như thế nào?
Hiện nay, đa số các trường hợp, người ta áp dụng lịch chủng ngừa: 0-1-6, có nghĩa là hai mũi tiêm đầu cách nhau một tháng để tạo miễn dịch cơ bản ban đầu, còn mũi thứ ba tiêm nhắc lại cách sáu tháng tính từ mũi đầu tiên. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt cần kích thích nhanh đáp ứng miễn dịch của cơ thể, nhất là ở trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm siêu vi B mãn tính, người ta tiêm 4 mũi theo lịch: 0-1-2-12, có nghĩa là 3 mũi đầu cách nhau một tháng để tạo miễn dịch cơ bản, còn mũi thứ tư cách mũi đầu tiên 12 tháng là mũi tiêm nhắc lại.
Để thuận tiện cho lịch tiêm chủng chung ở trẻ em, người ta có thể kết hợp tiêm cùng lúc với các thuốc chủng ngừa khác, ví dụ như:

  • Tuần đầu sau khi sinh: BCG + VGSVB (1)
  • 2 tháng tuổi: DTP (1) + SBL (1) + VGSVB (2)
  • 3 tháng tuổi: DTP (2) + SBL (2)
  • 4 tháng tuổi: DTP (3) + SBL (3) + VGSVB (3)
  • 9 tháng tuổi: Sởi.
DTP: Bạch hầu - Uốn ván – Ho gà
SBL: Sốt bại liệt
VGSVB: Vaccin viêm gan siêu vi B
BCG: Chủng ngừa


_____________________________________________________



Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần đến với nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn. Nhà thuốc đông y chữa các bệnh mãn tính nan y. Hy vọng nhà thuốc sẽ chữa khỏi bệnh cho bạn.


---Nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn---Đ/c: A75/6E/17, Bạch Đằng, P.2, Tân Bình, TP.HCMĐ/t: 08.3 84 86 280 - 0918 41 32 80.
Webthuocbackimtuan.com

Viêm gan sieu vi B - Nguyên nhân và triệu chứng

Gan có thể bị viêm do nhiễm trùng, một bất thường của hệ thống miễn dịch hoặc do rượu, một số loại thuốc, độc tố hoặc chất độc.
  • Viêm gan siêu vi B gây ra bởi virus viêm gan siêu vi B (hepatitis B virus – HBV). Quá trình nhiễm trùng này trải qua 2 giai đoạn: cấp tính và mãn tính.

    Viêm gan siêu vi B
    • Cấp tính (mới mắc bệnh, trong thời gian ngắn) xảy ra một thời gian ngắn ngay sau khi tiếp xúc với virus. Một số ít sẽ phát triển thành một thể bệnh rất trầm trọng và có thể đe dọa mạng sống được gọi là viêm gan tối cấp.
    • Mãn tính (đang tiếp diễn, trong một thời gian dài) là nhiễm trùng do HBV kéo dài trên 6 tháng. Một khi tình trang nhiễm trùng trở nên mạn tính thì nó không bao giờ có thể khỏi hoàn toàn.
    • Khoảng 90 – 95% bệnh nhân bị nhiễm có khả năng đẩy lùi được virus do đó bệnh của họ không trở nên mạn tính. Chỉ 5 – 10% bênh nhân nhiễm HBV tiếp tục phát triển thành mãn tính.
    • Nhiễm HBV là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của viêm gan.
  • Những người bị viêm gan siêu vi B mạn tính thường được gọi là người lành mang bệnh. Khoảng 2/3 những bệnh nhân này thường không biểu hiện bệnh hoặc chết do virus nhưng họ lại có thể truyền virus cho người khác. 1/3 còn lại sẽ phát triển thành viêm gan siêu vi B mạn tính, một bệnh về gan rất nặng.
    • Gan là cơ quan thiết yếu cho sự sống của cơ thể. Những chức năng quan trọng nhất của nó là lọc chất độc ra khỏi máu, dự trữ năng lượng, giúp hấp thụ một số chất dinh dưỡng trong thức ăn và sản xuất ra những chất chống lại sự nhiễm trùng và kiểm soát chảy máu.
    • Gan có khả năng tự lành một cách lạ thường nhưng nó chỉ có thể tự lành nếu như không có gì đang gây tổn thương cho nó.
    • Nếu tổn thương gan trong viêm gan siêu vi B mạn không dừng lại thì nó sẽ tiếp tục tiến triển cho đến khi gan bị cứng lại và hóa sẹo. Hiện tượng này được gọi là xơ gan, thường có liên quan đến nghiện rượu. Khi điều này xảy ra, gan không còn có thể đảm bảo những chức năng bình thường, tình trạng này được gọi là suy gan và cách điều trị duy nhất là ghép gan.
    • Viêm gan siêu vi B cũng có thể dẫn đến một dạng ung thư gan được gọi là carcinoma tế bào gan.
    • Những bệnh này đều có thể gây tử vong. Khoảng 15 – 25% bệnh nhân bị viêm gan siêu vi B mạn chết vì những bệnh của gan.
  • Viêm gan là tình trạng nhiễm trùng gan nặng phổ biến nhất trên thế giới. Khoảng 350 triệu người mang HBV và hơn 250.000 người chết có liên quan đến bệnh lý về gan mỗi năm.
  • Ở Mỹ, viêm gan siêu vi B là bệnh khá phổ biến ở những người 20 – 25 tuổi. Có khoảng 1.25 triệu người lành mang bệnh và có đến 5000 người chết mỗi năm.
Tuy nhiên, nhiễm HBV hầu như luôn có thể phòng ngừa được. Bạn có thể tự bảo vệ mình và người thân khỏi viêm gan siêu vi B.

Nguyên nhân 

Virus viêm gan siêu vi B được xem như là một loại virus sinh ra từ máu vì nó lây từ người này sang người khác bằng đường máu.
  • Tinh dịch và nước miếng chứa một ít máu cũng có thể mang virus.
  • Virus có thể bị lây truyền khi bất kỳ chất dịch nào của cơ thể tiếp xúc với phần da bị trầy xước hoặc các niêm mạc (miệng, cơ quan sinh dục, trực tràng) của người chưa bị nhiễm.
Những người có nguy cơ bị nhiễm bệnh bao gồm:
  • Nam hoặc nữ có nhiều bạn tình, đặc biệt là không sử dụng bao cao su.
  • Nam quan hệ đồng tính
  • Nam hoặc nữ quan hệ tình dục với người bị nhiễm HBV.
  • Những người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Những người nghiện thuốc sử dụng chung kim tiêm.
  • Những người được truyền máu hay các thành phần của máu
  • Những người đang thẩm phân do bệnh thận.
  • Nhân viên y tế bị kim chích hoặc những dụng cụ sắt nhọn dính máu đã bị nhiễm trùng.
  • Trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm.
Trong một số trường hợp, nguồn lây không được xác định rõ.
Bạn bị nhiễm HBV lúc càng trẻ, thì bạn càng có nhiều nguy cơ phát triển thành viêm gan mạn. Tỷ lệ phát triển thành viêm gan mạn như sau:
  • 90% ở những người bị nhiễm khi sanh
  • 30% ở những người bị nhiễm lúc 1-5 tuổi
  • 6% ở những người bị nhiễm lúc trên 5 tuổi
  • 5 – 10% ở những người bị nhiễm lúc trường thành
Bạn không thể bị lây HBV qua các đường sau:
  • Bị ho, hắt xì vào người
  • Ôm
  • Bắt tay
  • Được nuôi bằng sữa mẹ
Ăn chung hoặc uống chung
  
Triệu chứng
Phân nửa những bệnh nhân bị nhiễm HBV là không có triệu chứng
Triệu chứng xuất hiện từ 30 – 180 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Những triệu chúnưg thường biểu hiện giống như cảm cúm. Hầu hết mọi người đều nghĩ họ bị cúm hơn là viêm gan siêu vi B.
  • Ăn không ngon
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn và nôn
  • Ngứa toàn cơ thể
  • Đau bụng ở vùng trên gan (phía bên phải bụng, ngay dưới những xương sườn dưới cùng)
  • Vàng da, vàng mắt.
  • Nước tiểu sậm màu (như cola hoặc trà)
  • Phân bạc màu (màu xám hoặc như màu cứt cò)
Một số loại virus gây viêm gan siêu vi B cấp tính khác có những triệu chứng tương tự (viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi C)
Viêm gan tối cấp ít gặp và là một dạng nặng của viêm gan cấp có thể gây tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức. Những triệu chứng thường xuất hiện rất bất ngờ
  • Rối loạn trạng thái tâm thần như lơ mơ, ngủ rất nhiều hoặc hôn mê( bệnh não gan)
  • Đột nhiên mệt mỏi
  • Vàng da, vàng mắt
  • Bụng chướng
Buồn nôn và nôn kéo dài có thể gây mất nước. Nếu bạn nôn nhiều, bạn có thể sẽ chú ý đến những dấu hiệu sau:
  • Cảm thấy mệt , yếu
  • Cảm thấy lơ mơ hoặc khả năng tập trung kém
  • Nhức đầu
  • Bí tiểu
  • Dễ kích thích
Những triệu chứng của suy gan bao gồm:
  • Dịch bị giữ lại gây ra chướng bụng (báng bụng) và thỉnh thoảng xuất hiện ở chân
  • Tăng cân do báng bụng
  • Vàng da, vàng mắt kéo dài
  • Ăn uống kém, sụt cân, suy mòn
  • Nôn ra máu
  • Chảy máu mũi, miệng, trực tràng hoặc máu trong phân
  • Bệnh não gan (ngủ quá nhiều (ngủ gà), rồi loạn tâm thần và có thể tiến triển đến hôn mê)
_____________________________________________________________


    Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

    Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

    Hãy một lần đến với nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn. Nhà thuốc đông y chữa các bệnh mãn tính nan y. Hy vọng nhà thuốc sẽ chữa khỏi bệnh cho bạn.


    ---Nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn---Đ/c: A75/6E/17, Bạch Đằng, P.2, Tân Bình, TP.HCMĐ/t: 08.3 84 86 280 - 0918 41 32 80.
    Webthuocbackimtuan.com

    Chữa viêm gan siêu vi: Khổ do mù mờ thông tin

    Nghe nói đến viêm gan siêu vi, nhiều người không khỏi hoảng sợ vì liên tưởng đến những biến chứng của nó như xơ gan, ung thư gan. Do đó, khi biết mình nhiễm vi rút viêm gan, người ta thường quyết liệt chữa trị.
    Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng được thông tin đầy đủ, chính xác về chi phí, lợi ích, tác dụng phụ… trước khi bắt đầu một liệu trình tốn kém và phức tạp

    Năm 2002, chị V.T.N., 42 tuổi, ngụ tại Q.3, TP.HCM, đi thử máu và bác sĩ cho biết chị bị viêm gan siêu vi C. Mang kết quả đi khắp nơi hỏi thăm, nhiều bác sĩ lại nói chưa có gì rõ ràng. Nhưng khi mang đến một cơ sở điều trị có tiếng, chị N. lại được bác sĩ đề nghị chữa trọn gói 6 tháng với chi phí… 10.000 USD và còn nói thêm nếu không chữa thì nguy cơ ung thư rất cao. Không kham nổi số tiền quá lớn, chị N. đành sống chung với bệnh, nhưng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ.

    Không phải giai đoạn nào cũng điều trị

    Cách đây ba tháng, trên blog của chị, người ta có thể đọc được những dòng tâm sự: “Nhiều năm trời, tôi như mang trên người gông cùm, luôn hoang mang, lo lắng về những gì bác sĩ nói”. Tháng qua, tình cờ quen một bác sĩ nội khoa, chị N. được đề nghị làm xét nghiệm định tính vi rút C trong máu. Kết quả từ Pháp (với độ nhạy rất cao) gởi về cho thấy kết quả âm tính, không có vi rút trong máu. Thế là sau 6 năm, chị đã được giải thoát khỏi “gông cùm” bệnh tật.

    Cố tình thông tin không đầy đủ hoặc cường điệu nguy cơ cho bệnh nhân đang là một thực trạng của giới điều trị hiện nay ở nước ta, đặc biệt trong lĩnh vực điều trị viêm gan siêu vi. Không phủ nhận viêm gan siêu vi là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng hiện nay ở Việt Nam khi một số khảo sát cho thấy tỷ lệ người mắc viêm gan siêu vi B là 10 - 20% và siêu vi C 1,8 - 4%. Và cũng không phủ nhận nếu không điều trị, bệnh chuyển thành mạn tính, từ đó có thể biến chứng sang xơ gan hoặc ung thư gan sau một thời gian dài.

    Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các hiệp hội bệnh gan Hoa Kỳ, Âu châu, Đông Nam Á, chỉ một thiểu số bệnh nhân viêm gan siêu vi B có đáp ứng với thuốc đặc trị diệt siêu vi. Cụ thể, chỉ 5 - 10% dạng viêm gan siêu vi B mạn là có đáp ứng với thuốc đặc trị, 90% còn lại vi rút ở giai đoạn không hoạt động, có điều trị cũng vô ích vì mục tiêu điều trị cũng chỉ nhắm đến việc đưa bệnh đến giai đoạn không hoạt động là đã quá tốt.

    Trong khi đó, đối với viêm gan siêu vi C, kết quả điều trị thường tốt và có nhiều lợi ích rõ rệt hơn so với điều trị viêm gan siêu vi B. Tuy nhiên, vì thuốc đắt tiền, nhiều tác dụng phụ và tỷ lệ lành bệnh không phải lúc nào cũng chắc chắn 100% nên có thể tạm trì hoãn điều trị nếu xét nghiệm cho thấy gan chưa bị xơ hoá nghiêm trọng (xác định bằng sinh thiết gan), bệnh nhân có những yếu tố tiên lượng đáp ứng không thật tối ưu (lớn tuổi, genotype 1, mập phì, có nhiều bệnh lý khác đi kèm…). Tuy nhiên, việc trì hoãn điều trị này vẫn phải được theo dõi sát sao để điều trị ngay bằng thuốc đặc trị một khi gan có diễn tiến xấu.


    Tiến triển thật sự của viêm gan siêu vi

    Theo TS.BS Đinh Dạ Lý Hương, chuyên khoa gan mật, đa số bệnh nhân nhiễm siêu vi C không thể tự loại trừ mầm bệnh khỏi cơ thể và trở thành người mang siêu vi C mạn tính. Trong đó, 25% bệnh nhân có men gan bình thường, chậm tiến triển sang viêm gan mạn và gan ít bị hư hại, được gọi là “người mang siêu vi C mạn không triệu chứng”. Số bệnh nhân còn lại chuyển thành viêm gan C mạn tính, và sau 10 - 20 năm, ít nhất 20% trong số họ sẽ bị xơ gan. Xơ gan sẽ sớm hơn nếu bệnh nhân uống rượu nhiều hoặc gan bị hư hại thêm do thuốc hoặc nhiễm thêm các siêu vi viêm gan khác như siêu vi B, D hay HIV. Còn đối với người nhiễm siêu vi B, chỉ có khoảng 10% số họ trở thành người mang siêu vi mạn. Khoảng 20% ca viêm gan B mạn tiến triển sang xơ gan và mỗi năm có 2,5% bệnh nhân này có nguy cơ bị ung thư gan.
    Khánh kiệt vì điều trị

    Năm 2006, sau một đợt sốt, anh T.B.T., ngụ tại Bình Thạnh, TP.HCM xét nghiệm máu và phát hiện bị viêm gan siêu vi C mạn tính. Đến một bệnh viện chuyên khoa, anh được bác sĩ tư vấn: “Anh có tiền thế nào, tôi chữa anh thế đó(!?)”. Chọn một loại thuốc vừa túi tiền chữa trị, sau 6 tháng, kết quả thật ấn tượng với anh T. khi xét nghiệm vi rút trong máu từ 1,3 triệu con/đơn vị còn 100 ngàn con/đơn vị. Nhưng sau 12 tháng, xét nghiệm lại cho thấy vi rút bùng phát như cũ, chứng tỏ điều trị thất bại. Lẽ ra, nguy cơ thất bại này phải được đánh giá trước và trong khi điều trị để thông báo cho bệnh nhân, tránh tốn kém không cần thiết.

    Trường hợp của anh C. tai hại hơn nhiều. Bị viêm gan siêu vi B mạn tính, anh được một bác sĩ gần nhà “tư vấn” chữa một loại thuốc đắt tiền, chi phí 1.000 USD/tháng, với cam đoan sẽ hết bệnh sau 6 tháng. Về nhà gom hết tiền bạc chỉ được 4.000 USD, anh quay lại bác sĩ, vị này cũng nhận chữa. Sau 4 tháng điều trị, khi ngưng thuốc, xét nghiệm lại anh C. thấy bệnh mình… vẫn như cũ.

    Một bác sĩ lâu năm trong ngành gan mật tiết lộ, điều trị viêm gan siêu vi thường phức tạp và tốn kém nên phải cân nhắc thật kỹ. Tuy nhiên, do thiếu kiến thức hoặc muốn kiếm lợi, không ít bác sĩ đã chữa sai, vừa thiệt hại kinh tế cho bệnh nhân và còn có thể tạo ra tình trạng kháng thuốc.

    TS. Trần Tịnh Hiền, Phó giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM, cho biết: Cơ sở này tiếp nhận không ít trường hợp bệnh nhân bán nhà bán cửa để chữa viêm gan siêu vi ở phòng mạch tư. Khi hết tiền, bệnh nhân tìm đến cơ sở y tế công lập mới biết bệnh của mình thực tế không cần uống thuốc mà chỉ cần xét nghiệm máu đều đặn để theo dõi diễn tiến bệnh.

    Trong thực tế, điều trị viêm gan siêu vi đang là một dịch vụ “hái ra tiền” cho không ít thầy thuốc. Trường hợp anh T. kể trên, sau một năm điều trị thất bại, anh đã đến khám một bác sĩ khác. Ở đây, hàng tuần anh được đề nghị chích một loại thuốc có giá khoảng 1.000 USD/tháng. Tuy nhiên, do có người thân làm ở công ty dược, anh mua thuốc chỉ với 900 USD. Như thế bác sĩ đã hưởng lợi ít nhất 10% từ việc bán thuốc đặc trị, chưa kể lợi nhuận từ việc kê toa hàng đống thuốc “mát gan”, “bổ gan”, “hạ men gan”… “vô thưởng vô phạt” cho bệnh nhân, nhưng lại… “có thưởng” cho bác sĩ.




    ______________________________________________________________



    Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

    Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

    Hãy một lần đến với nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn. Nhà thuốc đông y chữa các bệnh mãn tính nan y. Hy vọng nhà thuốc sẽ chữa khỏi bệnh cho bạn.


    ---Nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn---Đ/c: A75/6E/17, Bạch Đằng, P.2, Tân Bình, TP.HCMĐ/t: 08.3 84 86 280 - 0918 41 32 80.
    Webthuocbackimtuan.com